Cetyl alcohol
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Cetyl Alcohol là gì?
Cetyl Alcohol là một loại alcohol béo tự nhiên được chiết xuất từ thực vật, có công thức hóa học CH3 (CH2) 15OH. Ở điều kiện thường, Cetyl Alcohol tồn tại ở dạng sáp tinh thể trắng và được coi là chất nhũ hóa thay thế cho Emulsifying wax hoặc Polawax nhờ đặc tính làm dày. Cetyl Alcohol được ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống hàng ngày cũng như trong cách ngành công nghiệp chế biến và mỹ phẩm.
Công thức hóa học của Cetyl Alcohol
Cetyl Alcohol có hai dạng cơ bản:
- Dạng tổng hợp: Sản phẩm phụ thu được từ dầu mỏ;
- Dạng tự nhiên: Sản phẩm thu được từ chiết xuất dừa, cọ.
Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, Cetyl Alcohol và các loại cồn béo khác được ứng dụng chủ yếu như một chất nhũ hóa. Đặc tính nổi bật của hợp chất này là giữ kết cấu sản phẩm và giữ nhũ tương không tách lớp dầu và chất lỏng. Cetyl Alcohol và các loại cồn béo khác cũng được sử dụng để thay đổi độ dày của sản phẩm lỏng và tăng khả năng tạo bọt hoặc để ổn định bọt.
Đặc biệt đối với phái đẹp, Cetyl Alcohol là hợp chất không còn quá xa lạ khi xuất hiện trong bảng thành phần của nhiều loại mỹ phẩm bởi khả năng cân bằng độ ẩm tự nhiên. Cetyl Alcohol xuất hiện trong các sản phẩm mỹ phẩm như sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm da và tóc, kem chống nắng, dầu gội đầu,… Cetyl Alcohol được Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) đánh giá là thành phần không gây nhạy cảm, không độc hại và an toàn khi sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm.
Cetyl Alcohol là thành phần dưỡng ẩm trong nhiều loại mỹ phẩm
Điều chế và sản xuất Cetyl Alcohol
Cetyl Alcohol được sản xuất bởi nhiều phương pháp như ester hoá hoặc hydrogen hóa của các acid béo. Hợp chất này cũng có thể được sản xuất bằng xúc tác hydrogen hóa chất béo trung tính thu được từ dầu dừa hoặc mỡ động vật, sau đó Cetyl Alcohol được tinh kết để ra sản phẩm cuối cùng.
Cơ chế hoạt động của Cetyl Alcohol
Cetyl alcohol có chức năng như một chất hoạt động bề mặt, giúp làm giảm sức căng bề mặt giữa hai chất như hai chất lỏng hoặc chất lỏng và chất rắn.
Ngoài ra, chất hoạt động bề mặt làm giảm và nhũ hóa dầu và chất béo để loại bỏ bụi bẩn do một đầu của phân tử chất hoạt động bề mặt bị hút vào nước thì đầu kia bị hút dầu. Chất hoạt động bề mặt thu hút dầu, bụi bẩn và các tạp chất khác tích tụ trên da vào ban ngày và rửa sạch chúng.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Oleic Acid là gì?
Oleic Acid (hay còn gọi Omega 9), là một trong những axit béo tự nhiên, không bão hòa đơn. Oleic Acid có trong trong nhiều loại thực vật như hạt nho, ô liu và hắc mai biển…
Đặc biệt, trong dầu ô liu, Oleic Acid là axit béo chính, đảm nhận vai trò giảm cholesterol máu của loại dầu này.
Khác hai loại axit béo là omega-6 và omega-3, chất béo omega-9 không phải là “axit béo thiết yếu”. Nguyên nhân là vì chúng có thể được tổng hợp từ các axit béo không bão hòa.

Oleic Acid tồn tại ở dạng lỏng như dầu, màu vàng nâu hoặc vàng nhạt, có mùi giống như mỡ lợn. Oleic Acid dễ hòa tan trong nước.
Các loại thực phẩm chứa Oleic Acid hàng đầu thường có trong chất béo chất lượng như dầu hạt hướng dương, dầu oliu, dầu argan, dầu marula, dầu bơ, dầu hạnh nhân ngọt, dầu hắc mai biển, dầu đậu nành,...
Silica là gì?
Silica là hợp chất hóa học có tên gọi khác là Dioxide silic, một oxide của Silic có công thức hóa học là SiO2. Silica có hai dạng cấu trúc: Vi tinh thể và vô định hình. Trong tự nhiên Silica tồn tại chủ yếu ở dạng tinh thể hoặc vi tinh thể, có thể được tìm thấy trong thạch anh, Triđimit, Cristobalit, Cancedoan, đá mã não. Một số dạng Silica có cấu trúc tinh thể như Coesit và Stishovit được tạo ra ở áp suất và nhiệt độ cao. Trong khi đó, Silica tổng hợp nhân tạo được tạo ra ở dạng bột hoặc dạng keo và có cấu trúc vô định hình (silica colloidal).
Silica dạng kết tinh rất có hại cho sức khỏe con người nếu hít phải. Đây là một chất gây độc cho hệ hô hấp, cơ xương và hệ miễn dịch và đã có bằng chứng rõ ràng về việc gây nên bệnh ung thư.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực làm đẹp, Silica được dùng trong các sản phẩm mỹ phẩm là Silica có cấu trúc vô định hình nên an toàn khi sử dụng. Loại Silica phổ biến nhất trong các sản phẩm làm đẹp là Hydrated silica (còn gọi là Silicon dioxide). Silica ngậm nước có thêm các nguyên tử nước gắn vào Silica. Đây là một loại bột hình cầu rắn không tiếp xúc với phổi như Silica kết tinh.

Điều chế sản xuất
Silica có thể được điều chế thành nhiều dạng khác nhau như Silica gel, Silica khói, Aerogel, Xerogel, Silica keo... Dù Silica xuất hiện nhiều trong tự nhiên nhưng người ta cũng có thể điều chế chất này theo nhiều phương pháp:
- Silic phản ứng với Oxy ở nhiệt độ cao: Phương pháp này thường được áp dụng để phủ lớp SiO2 trên bề mặt Silic.
- Phương pháp phun khói: Thủy phân Silic halogel ở nhiệt độ cao với Oxy và Hydro.
- Phương pháp kết tủa: Cho thủy tinh lỏng phản ứng với một acid vô cơ.
- Phương pháp sol-gel: Thủy phân một alkoxysilan với xúc tác base hoặc acid.
Cơ chế hoạt động
Silica có thể tác dụng với kiềm và Oxide base tạo thành muối Silicat ở nhiệt độ cao, phản ứng với Acid flohidric (HF) nhưng không phản ứng được với nước.
Tinosorb S là gì?
Tên hóa học thường gọi: Bemotrizinol.
PubChem CID: 135487856.
Tên gọi khác: BEMT, Tinororb S, Bis-ethylhexyloxyphenol methoxyphenyl triazine.
Tinosorb S có công thức phân tử hóa học là C38H49N3O5, trọng lượng phân tử là 627.8 g/mol.
Tinosorb S hay Bemotrizinol là một thành viên của methoxybenzenes. Bemotrizinol là một bộ lọc tia cực tím hữu cơ được tìm thấy trong các sản phẩm kem chống nắng không kê đơn. Bemotrinizol vừa hấp thụ tia UV-A vừa hấp thụ tia UV-B tuy nhiên nó chủ yếu hấp thụ tia UV-A.
So với các tác nhân hóa học phổ rộng cũ hơn, bemotrizinol hòa tan trong chất béo hơn (hòa tan trong dầu mỹ phẩm) để hỗ trợ hiệu quả và hoạt động phổ rộng. Nó được cho là có khả năng quang học, làm tăng khả năng bắt đầu hoạt động và hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại tia UV khi bôi tại chỗ. Bemotrizinol thường được lưu thông trên thị trường với tên gọi Tinosorb S và Escalol S.

Bemotrizinol là một chất hóa học hòa tan trong dầu hấp thụ tia cực tím ở cả hai loại tia UV-A và UV-B. Nó được cấp bằng sáng chế và tiếp thị bởi Ciba Specialty Chemicals với tên Tinosorb S. Tính đến thời điểm viết bài này, nó được chấp thuận ở Châu Âu và Úc nhưng không được chấp thuận ở Hoa Kỳ.
Hầu như không có thành phần chống nắng đơn lẻ nào có thể bảo vệ toàn diện, một mình, kể cả Bemotrizinol. Tin tốt là bemotrizinol dường như tương thích với hầu hết các chất ngăn chặn tia UV-B và UV-A khác, do đó việc kết hợp với các thành phần chống nắng khác giúp tăng hiệu quả là khả thi. Trên thực tế, bemotrizinol ức chế sự phân hủy của một số thuốc không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng như Avobenzone.
Không giống như một số chất chống nắng hữu cơ khác, các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy rằng bemotrizinol dường như không có tác dụng kích thích tố. Cần phải có các nghiên cứu dài hạn hơn nữa về tính an toàn của con người.
Điều chế sản xuất Tinosorb S
Trên thực tế ngày nay, nhu cầu sử dụng kem chống nắng ngày càng tăng lên, kem chống nắng là công thức không thể thiếu trong quy trình bảo vệ và chăm sóc da không chỉ với phụ nữ mà cả nam giới. Có thể nói kem chống nắng là người bạn luôn đồng hành mỗi ngày với mỗi chúng ta, do đó với khả năng chống nắng cực kì hữu dụng, Tinosorb S đã và đang tham gia sản xuất trong hàng trăm hàng ngàn các sản phẩm kem chống nắng hiện nay.

Cơ chế hoạt động Tinosorb S
Tinosorb S hay Bemotrizinol hoạt động bằng cách hấp thụ các tia UV-A và UV-B từ 280 đến 400nm, bảo vệ đỉnh ở 348nm. Bemotrizinol phục vụ để ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do gây ra bởi bức xạ UV.
Bemotrizinol giảm thiểu ban đỏ và mang lại hiệu quả chống lão hóa tuyệt vời cũng như tác dụng bảo vệ hệ thống phòng thủ chống oxy hóa của da. Trong một nghiên cứu so sánh về những cá nhân có tiền sử bệnh phát ban đa dạng cho ánh sáng (PLE - polymorphic light eruption) trải qua quá trình cung cấp ánh sáng, việc điều trị Bemotrinizol có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự phát triển của PLE.
Propanediol là gì?
Propanediol (hay 1,3-propanediol) là một glycol, công thức hóa học là C3H8O2. Propanediol tồn tại ở dạng lỏng, trong suốt, có mùi đặc trưng nhẹ, tan trong nước.
Là chất giữ ẩm tự nhiên cho da, Propanediol có khả năng thúc đẩy hoạt động của chất bảo quản trong công thức mỹ phẩm, làm giảm bớt lượng chất bảo quản.

Propanediol được sản xuất bằng công nghệ lên men từ đường ngô. Nhờ khá nhạy bén và hoạt động ổn định bền vững trong đa dạng điều kiện môi trường, Propanediol được dùng thay thế các loại chất glycols có nguồn gốc từ dầu mỏ không tốt cho da (chẳng hạn như propylene glycol, butylenes glycol hoặc glycerin trong công thức).
Chúng ta dễ dàng tìm thấy propanediol trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân: Kem dưỡng da, sữa rửa mặt, toner và các sản phẩm khác. Trong chăm sóc da, propanediol hoạt động như một dung môi, chất giữ ẩm, chất làm mềm.
Điều chế sản xuất Propanediol
Propylene glycol là một sản phẩm tổng hợp thu được từ quá trình hydrat hóa propylene oxide từ các sản phẩm dầu mỏ.
Propanediol có thể được sản xuất từ propylene oxide nhưng phương pháp sản xuất tự nhiên từ ngô đang được ưu tiên ở những công ty sản xuất mỹ phẩm sạch.
Quy trình sản xuất từ ngô như sau: Thu hoạch và làm khô hạt ngô, sau đó để vỏ ngô mềm hơn người ta đem ngâm chúng vào nước ấm/acid nhẹ. Tiếp theo sẽ tiến hành tách tinh bột ra khỏi protein, đường thu được từ bột protein chính là nguyên liệu thô của propanediol. Cuối cùng, thêm vi sinh vật vào propanediol thô. Quá trình lên men kết thúc, propanediol được tinh chế và tinh luyện.
So với quy trình hóa dầu thông thường thì sản xuất propanediol từ ngô có hiệu quả năng lượng cao hơn, không gây hại môi trường. Ngoài ra, quy trình này cũng ít tốn kém chi phí vận hành hơn, tính bền vững cũng cao hơn do nguyên liệu ngô có thể tái tạo dễ dàng.
Lâu nay, chị em phụ nữ vẫn quen thuộc với những thành phần có khả năng giữ ẩm hiệu quả trong các sản phẩm chăm sóc da, điển hình như HA (Hyaluronic Acid), Squalene, Glycerine, hay như chất Saccharide Isomerate (SI) trong bài viết này vốn được đánh giá là chất siêu giữ ẩm.
Saccharide Isomerate là thành phần thay thế được các carbohydrate tự nhiên bị mất. Nước khi được bổ sung vào da sẽ hút dính vào các carbohydrate này nên không bị thoát ra ngoài. Saccharide Isomerate đóng vai trò là chất làm mềm, giúp giữ nước cho da.

Bên cạnh đó, thành phần này còn có khả năng liên kết chặt chẽ cùng các protein trong da nên nó sẽ lưu lại trên da lâu hơn các chất làm mềm thông thường khác.
Saccharide Isomerate là một thành phần có nguồn gốc thực vật, dưỡng ẩm sâu đến 72h. Sử dụng chất này thời gian dài sẽ giúp mang lại tác dụng kích thích các protein filaggrin, loricrin, hyaluronan phát triển, gia tăng khả năng bảo vệ và giúp da khoẻ mạnh hơn.
Silicon dioxide là gì?
Silicon dioxide hay còn gọi là silica, là một oxit của silicon có công thức hóa học SiO2, thường có trong tự nhiên dưới dạng thạch anh. Ở nhiều nơi trên thế giới, silic là thành phần chính của cát.
Silica cũng được dùng như một phần của chế độ ăn uống tự nhiên của con người. Chúng ta tìm thấy silicon dioxide một cách tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Ví dụ như:
- Chuối;
- Trứng;
- Cá;
- Hạt;
- Đậu xanh;
- Rau lá xanh;
- Sữa;
- Muối;
- Gia vị;
- Đường;
- Bột nở;
- Bột mì.
Trong ngành công nghiệp dược phẩm, silicon dioxide (còn được gọi là silicon dioxide dạng keo) có nhiều ứng dụng trong làm chất chống đóng bánh, chất hấp phụ, chất phân rã hoặc chất trượt để cho phép bột chảy tự do khi chế biến viên thuốc. Hợp chất này dường như trơ về mặt sinh học. Silicon dioxide được FDA công nhận là an toàn cho sức khoẻ con người.
Hít phải silic tinh thể mịn có thể dẫn đến viêm mô phổi nghiêm trọng, bệnh bụi phổi silic, viêm phế quản, ung thư phổi và các bệnh tự miễn toàn thân, chẳng hạn như bệnh lupus ban đỏ và viêm khớp dạng thấp. Hít phải silicon dioxide vô định hình, với liều lượng cao, sẽ dẫn đến tình trạng viêm ngắn hạn không vĩnh viễn, sau đó mọi tổn thương sẽ lành lại.

Điều chế sản xuất Silicon dioxide
Silicon dioxide chủ yếu thu được bằng cách khai thác mỏ, bao gồm khai thác cát và tinh chế thạch anh. Thạch anh phù hợp dùng cho nhiều mục đích, trong khi cần phải xử lý hóa học để tạo ra sản phẩm tinh khiết hơn hoặc phù hợp hơn.
Silica vô định hình hoặc silica kết tủa thu được bằng cách axit hóa dung dịch natri silicat. Silica gel được rửa sạch và khử nước để tạo ra silica vi xốp không màu. Phản ứng liên quan đến trisilicate cùng với axit sunfuric được đưa ra dưới đây:
Na2Si3O7 + H2SO4 → 3SiO2 + Na2SO4 + H2O
Tính chất của Silicon Dioxide:
- Silicon dioxide có thể trong suốt đến hơi xám, kết tinh, không mùi hoặc vô định hình.
- Nhiệt độ nóng chảy và sôi của Silicon Dioxide lần lượt là 1713°C và 2950°C.
- Nó hòa tan trong axit hydrofluoric nhưng không hòa tan trong axit và nước.
- Vì độ phân cực của phân tử bằng 0 nên silicon dioxide không phải là một chất hóa học có tính phản ứng cao.
- Với oxy, 'Si' tạo thành hai liên kết đôi. Kết quả là nó là một phân tử cực kỳ ổn định.
- Nó cũng có độ bền điện môi cao, cho phép nó được sử dụng làm chất cách điện và chất bán dẫn.
Silica có nhiều dạng, tùy thuộc vào cách sản xuất, bao gồm:
- Silica tinh thể: Thường thu được từ khai thác thạch anh. Thạch anh thực sự chiếm tỷ lệ cao trong vỏ Trái đất, vì vậy loại này được phổ biến rộng rãi. Đây không phải là dạng được sử dụng trong thực phẩm và có thể gây ra vấn đề khi hít phải trong thời gian dài.
- Silica vô định hình: Được tìm thấy trong trầm tích và đá của trái đất. Loại này còn tạo thành diatomite, diatom silica hay đất diatomit, được tạo thành từ các trầm tích tích tụ theo thời gian trong trầm tích sông, suối, hồ và đại dương.. Đây là loại thường được sử dụng làm chất chống đóng bánh để giữ các loại thực phẩm dạng bột chảy tự do và ngăn chặn sự hấp thụ độ ẩm.
- Silicon dioxide keo: Được sử dụng trong sản xuất máy tính bảng. Loại này được tìm thấy trong các chất bổ sung vì nó có tác dụng chống đóng bánh, hấp phụ, phân rã và trượt.

Cơ chế hoạt động
Silicon dioxide, hay silica, được coi là một khoáng chất vi lượng và có khả năng kích hoạt quá trình khoáng hóa cho xương, răng và collagen. Silicon dioxide chưa được nghiên cứu rộng rãi nên mức tiêu thụ cần thiết hàng ngày chưa được thiết lập. Tuy nhiên, nghiên cứu ban đầu được báo cáo vào năm ngoái về bệnh loãng xương chỉ ra rằng silica có vai trò trong sức khỏe của xương.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Hoàng bá.
Tên khác: Hoàng nghiệt, Bá bì, Bá mộc, Xuyên hoàng bá.
Tên khoa học: Phellodendron amurense Rupr., Phellodendron chinense Schneid, họ cam quýt (Rutaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Hoàng bá là một loài cây to cao, có thể cao tới 20 - 25m, đường kính thân có thể đạt đến 70cm. Vỏ thân dày, phân thành 2 tầng rõ rệt, tầng ngoài có màu xám còn tầng trong có màu vàng. Lá mọc đối, kép gồm 5 - 13 lá chét nhỏ hình trứng dài, mép nguyên. Hoa tím đen, bên trong chứa từ 2 - 5 hạt. Ra hoa mùa hạ.
Ngoài loại cây Hoàng bá kể trên, tại Trung Quốc người ta còn khai thác vỏ cây Xuyên hoàng bá, tên khoa học là Phellodendron amurense Rupr. var. sachalinensis Fr. Schmidt (có tác giả xác định là Phellodendron sinensis Schneider), loại cây này nhỏ và thấp hơn, có 7 - 15 lá chét, quả hình trứng còn quả của cây hoàng bá nói trên thì có hình cầu.

Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố: Vị Hoàng bá thật hiện tại còn phải nhập vì chưa có Hoàng bá mọc tự nhiên ở nước ta. Tại Trung Quốc, hoàng bá có ở Hắc Long Giang, Hà Bắc, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quí Châu. Tại nước Nga, Hoàng bá mọc ở Siberia. Mấy năm gần đây, chúng ta đã xin được hạt và bắt đầu trồng thử nghiệm. Sơ bộ, thấy cây mọc khỏe, tốt nhưng chưa đưa ra trồng quy mô lớn để khai thác.
Thu hái: Vỏ thân thường được thu hoạch vào mùa hạ.
Chế biến: Vỏ thân thu hái xong được cạo sạch lớp vỏ ngoài, chỉ để lại lớp trong dày khoảng 1cm, đem cắt thành từng miếng dài khoảng 9cm rộng 6cm rồi phơi khô. Loại tốt có màu vàng tươi và vị rất đắng. Hoàng bá có thể dùng dạng phơi khô hoặc tán bột.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng chủ yếu là vỏ thân.

Gellan Gum là gì?
Gellan gum, chỉ số quốc tế là E418, là một chất phụ gia thực phẩm được sử dụng để thay thế cho Gelatin và thạch Agar, hiện được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến bao gồm mứt, kẹo, thịt và sữa thực vật.

Chất phụ gia thực phẩm này thường được sử dụng để kết dính, ổn định hoặc tạo kết cấu cho thực phẩm đã qua chế biến, tương tự như các chất tạo gel khác như Guar gum, Carrageenan, thạch Agar và Xanthan gum.
Gellan gum là một Polysaccharide anion hòa tan trong nước được tạo ra bởi vi khuẩn Sphingomonas elodea. Vi khuẩn sản sinh Gellan được phát hiện và phân lập vào năm 1978 từ mô cây hoa loa kèn trong ao nước tự nhiên ở Pennsylvania.
Gellan gum có thể chịu được nhiệt 120 độ C, được xác định là một chất tạo gel đặc biệt hữu ích trong việc nuôi cấy vi sinh vật ưa nhiệt. Chỉ cần khoảng một nửa lượng Gellan gum dưới dạng thạch có thể đạt được độ bền gel tương đương, mặc dù kết cấu và chất lượng chính xác phụ thuộc vào nồng độ của các điện tích dương hóa trị hai. Gellan gum cũng được sử dụng làm chất tạo gel trong nuôi cấy tế bào thực vật trên đĩa Petri, vì nó tạo ra một chất gel rất trong, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích tế bào và mô bằng kính hiển vi quang học.
Là một chất phụ gia thực phẩm, Gellan gum lần đầu tiên được phép sử dụng trong thực phẩm ở Nhật Bản năm 1988, sau đó đã được nhiều quốc gia khác như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc và Liên minh Châu Âu chấp thuận sử dụng trong thực phẩm, phi thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm...
Gellan gum được sử dụng trong các loại sữa có nguồn gốc thực vật để giữ cho Protein thực vật lơ lửng trong sữa. Thành phần này cũng đã trở nên phổ biến trong ẩm thực cao cấp, đặc biệt là trong ẩm thực phân tử để tạo ra các loại gel có hương vị. Đầu bếp người Anh Heston Blumenthal và đầu bếp người Mỹ Wylie Dufresne được xem là những đầu bếp đầu tiên kết hợp Gellan gum vào ẩm thực tại nhà hàng cao cấp.
Điều chế sản xuất
Gellan gum là chất phát triển tự nhiên trên hoa súng.
Trong quy trình sản xuất nhân tạo, Gellan gum được sản xuất bằng cách lên men đường với trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas elodea, bao gồm một đơn vị lặp lại của các Monome, Tetrasaccharide, là hai gốc của D-glucose và một trong mỗi gốc của axit D-glucuronic và L-rhamnose.
Cơ chế hoạt động
Gellan gum khi được ngậm nước thích hợp, có thể được sử dụng trong các công thức làm kem và sữa chua, hoạt động như một loại gel lỏng sau khi khuấy.
Diazolidinylurea là gì?
Diazolidinylurea là một chất bảo quản kháng khuẩn được sử dụng trong mỹ phẩm. Nó có liên quan về mặt hóa học với imidazolidinylurea được sử dụng theo cách tương tự. Diazolidinylurea hoạt động như một chất khử formaldehyde. Mặc dù điều đó nghe có vẻ đáng sợ, nhưng lượng formaldehyde thải ra vẫn thấp hơn nhiều so với giới hạn tiếp xúc được khuyến nghị. Hơn nữa, các thành phần khác (chẳng hạn như protein) trong sản phẩm làm cho formaldehyde tự do bay hơi và không hoạt động trước khi có thể gây hại cho da.
Tên IUPAC của Diazolidinylurea: 1- [3,4-bis (hydroxymetyl) -2,5-dioxoimidazolidin-4-yl] -1,3-bis (hydroxymetyl) urê (mới), 1- [1,3-bis (hydroxymetyl) -2,5-dioxoimidazolidin-4-yl] -1,3-bis (hydroxymetyl) urea (cũ). Công thức hóa học của Diazolidinylurea là C8H14N4O7. Khối lượng mol 278,22 g/mol.
Công thức hóa học của Diazolidinylurea là C8H14N4O7
Điều chế sản xuất Diazolidinylurea
Diazolidinylurea được tạo ra bởi phản ứng hóa học của allantoin và formaldehyde khi có mặt của dung dịch natri hydroxit và nhiệt. Hỗn hợp phản ứng sau đó được trung hòa bằng axit clohydric và làm bay hơi:
Allantoin + 4 H2C = O → Diazolidinylurea.
Cơ chế hoạt động
Diazolidinylurea là một chất bảo quản kháng khuẩn hoạt động bằng cách tạo thành formaldehyde trong các sản phẩm mỹ phẩm.
Một phần gây tranh cãi, nó thuộc về một gia đình nổi tiếng của formaldehyd. Đó là, nó từ từ phá vỡ để tạo thành formaldehyd khi nó được thêm vào một công thức.
Hydrogenated Polydecene là gì?
Hydrogenated Polyisobutene là một chất lỏng không màu, thành phần này được sử dụng trong công nghệ mỹ phẩm. Cấu trúc phân tử của thành phần được hình thành không quá phức tạp vì vậy Hydrogenated Polyisobutene có độ ổn định cao, dễ dàng nhũ hóa, khi sử dụng.
Hydrogenated Polyisobutene là một chất làm mềm có thể tạo thành khi Polydecene được hydro hóa. Trên bề mặt da thành phần này tạo thành một lớp màng nhưng vẫn thông thoáng không bị bí tắc. Đặc biệt thành phần có thể tạo độ bóng và không gây nhờn cho da. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh cho khả năng làm mềm của Hydrogenated Polydecene. Họ đã thực hiện bằng cách thử nghiệm trên những người có làn da khô. Kết quả của nghiên cứu rất khả quan. Những người có da khô được sử dụng Hydrogenated Polydecene đều đặn 2 lần/ngày, làn da có biến chuyển cải thiện rất tốt. Ở một nghiên cứu khác, cuộc thử nghiệm bôi Hydrogenated Polydecene lên vùng vết chân chim của một số người, nếp nhăn đã giảm đáng kể.

Sử dụng nó trên da thì Hydrogenated Polyisobutene và các phân tử sẽ liên kết tạo một lớp màng mỏng bảo vệ, ngăn cản sự thoát nước giữ độ ẩm cho da. Chất này có thể thay thế cho một loại dầu khoáng vì dầu khoáng không có lợi cho sức khỏe con người và làn da. Hydrogenated Polyisobutene nó là một chất làm mềm dưỡng ẩm cho da khiến da, không bị nhờn. Hoạt chất còn có thể thay thế cho các silicon dễ bay hơi.
Hydrogenated Polydecene là một chất làm mềm lý tưởng cho các sản phẩm chăm sóc em bé vì nó tinh khiết và không gây dị ứng.
Điều chế sản xuất
Hydrogenated Polydecene là hỗn hợp của những hydrocacbon, hoạt chất bão hòa từ C30H62-C70H142 đó là quá trình được tạo ra oligome hóa trực tiếp. Đem hỗn hợp oligomer chưng cất đến từng phần nhỏ của độ nhớt được theo công thức phù hợp. Tiếp theo là hydro hóa để đạt đến độ bão hòa, tiếp tục chưng cất sao cho độ nhớt đạt yêu cầu. Độ nhớt và hàm lượng của oligomer khác nhau đối với các loại Polydecene hydro hóa khác nhau theo điều kiện và trọng lượng riêng. Polydecene đã hydro hóa để chứa chất ổn định phù hợp với yêu cầu.
Cơ chế hoạt động
Thông tin về thành phần này trong mỹ phẩm hiện còn khá khiêm tốn. Về cơ chế hoạt động của Hydrogenated Polydecene đối với làn da cũng chưa có báo cáo cụ thể.
Hydrogenated vegetable oil là gì?
Hydrogenated vegetable oil là dầu thực vật hydro hóa, là thuật ngữ chỉ các loại dầu đã trải qua một quá trình hóa học được gọi là “quá trình hydro hóa”. Nói một cách đơn giản, khi dầu được hydro hóa, nó có các nguyên tử hydro được thêm vào. Dầu thực vật hydro hóa là thành phần chính của chất béo bão hòa.
Các nhà sản xuất thực phẩm phát hiện ra rằng việc thêm các nguyên tử hydro vào dầu có thể nâng cao thời hạn sử dụng, tăng nhiệt độ nóng chảy và thay đổi kết cấu của dầu. Đó là lý do mà bắt đầu từ đầu những năm 1900, quá trình hydro hóa đã trở thành một công cụ tiết kiệm tiền cho ngành công nghiệp thực phẩm.

Thay đổi mức độ bão hòa của chất béo làm thay đổi một số tính chất vật lý quan trọng, chẳng hạn như phạm vi nóng chảy, đó là lý do tại sao dầu lỏng trở thành bán rắn. Chất béo rắn hoặc bán rắn được ưa thích để nướng vì cách chất béo trộn với bột mì tạo ra kết cấu mong muốn hơn trong sản phẩm nướng. Bởi vì dầu thực vật hydro hóa một phần rẻ hơn mỡ động vật, chúng có sẵn ở nhiều dạng nhất quán và có các đặc tính mong muốn khác (chẳng hạn như tăng độ ổn định oxy hóa và thời hạn sử dụng lâu hơn).
Dầu thực vật hydro hóa có hai dạng: Dạng hydro hóa hoàn toàn (full hydrogenation) và dạng hydro hóa một phần (partial hydrogenation). Trong đó dạng hydro hóa hoàn toàn đúng bản chất không gây hại cho sức khỏe, dạng hydro hóa một phần trong quá trình phản ứng sẽ sinh ra những sản phẩm có thể gọi là “biến dạng” - đây mới là dạng chất béo chuyển hóa gây hại.
Điều chế sản xuất Hydrogenated vegetable oil
Hydro hóa chất béo là quá trình kết hợp chất béo điển hình là dầu thực vật với hydro, hay là quá trình chuyển từ axit béo không bão hòa sang axit béo bão hòa, để làm cho chất béo bão hòa hơn, tạo ra chất béo rắn hoặc bán rắn, chẳng hạn như chất béo có trong bơ thực vật.
Quá trình này thường được thực hiện ở áp suất rất cao, với sự trợ giúp của chất xúc tác niken (niken sẽ được loại bỏ khỏi sản phẩm cuối cùng).

Cơ chế hoạt động
Với quá trình hydro hóa, dầu thực vật lỏng chuyển thành chất béo bán rắn hoặc rắn. Theo FDA, các nhà sản xuất sử dụng dầu hydro hóa để cải thiện kết cấu, độ ổn định hương vị và thời hạn sử dụng của thực phẩm đóng gói. Dầu hydro hóa một phần có chứa các axit béo chuyển hóa.
Những chất béo chuyển hóa này làm đảo lộn sự cân bằng giữa mức cholesterol tốt và xấu trong cơ thể bạn, bằng cách làm tăng mức độ xấu và giảm mức độ tốt. Tỷ lệ này có liên quan đến vô số các bệnh về lối sống, bao gồm bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường hay đái tháo đường loại 2.
Sodium hydroxide là gì?
Sodium hydroxide là một hợp chất vô cơ, có tên gọi khác là Natri hydroxide, xút ăn da, kiềm ăn da, Natri hydrat, dung dịch kiềm, soda ăn mòn, soda kiềm. Công thức hóa học của chất này là NaOH.

Ở nhiệt độ phòng, Sodium hydroxide là chất rắn không mùi kết tinh màu trắng có khả năng hút ẩm từ không khí. Khi hòa tan trong nước hoặc trung hòa bằng acid, Sodium hydroxide giải phóng một lượng nhiệt đáng kể, có thể đủ để đốt cháy các vật liệu dễ cháy. Đây là chất có tính ăn mòn cao.
Điều chế sản xuất
Dây chuyền điều chế Sodium hydroxide dựa trên phản ứng điện phân nước muối. Trong quá trình này, muối NaCl sẽ được điện phân thành Clo nguyên tố, dung dịch Sodium hydroxide và hidro nguyên tố.
Cơ chế hoạt động
Do tính kiềm ở mức độ cao, Sodium hydroxide trong dung dịch nước trực tiếp gây ra sự phá vỡ liên kết trong protein (đặc biệt là cầu nối disulfua). Tóc và móng tay bị phân hủy sau 20 giờ tiếp xúc trực tiếp với Sodium hydroxide ở các giá trị pH cao hơn 9,2.
Sodium hydroxide có tác dụng làm rụng lông đã được báo cáo sau khi vô tình tiếp xúc với các dung dịch tại nơi làm việc. Việc phá vỡ các liên kết trong protein có thể dẫn đến hoại tử nghiêm trọng tại vị trí ứng dụng. Mức độ ăn mòn phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với mô và nồng độ Sodium hydroxide.
Sản phẩm liên quan










